Page 11 - Bia 1
P. 11

Kinh tế & Chính sách





          hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD, trong đó khu
          vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,32 tỷ USD;
          khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)
          xuất siêu 24,55 tỷ USD.
          Tiếp tục củng cố và mở rộng
          thị trường xuất khẩu

            Theo dự báo của Bộ Công Thương, cả năm
          2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam
          sẽ đạt khoảng 640 - 645 tỷ USD và cán cân thương
          mại duy trì ở mức xuất siêu nhẹ. Đây là kết quả rất
          lớn bởi năm 2021, Việt Nam chịu tác động nặng
          nề của dịch Covid-19. Tuy nhiên, vượt qua những
          khó khăn đó, các doanh nghiệp vẫn duy trì và
          phục hồi sản xuất sau dịch rất nhanh chóng. Đặc
          biệt, các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày,
          dù chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng vẫn đạt
          mục tiêu sớm hơn dự kiến. Từ nay đến cuối năm,
          doanh nghiệp trong các ngành này có thể lấy lại
          được tốc độ tăng trưởng như trước khi có dịch.
          Những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh
          xuất khẩu như điện thoại, điện tử, máy móc, linh
          kiện… cũng có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu
          khoảng 15 - 25% trong năm nay.
            Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu đang có những
          thuận lợi khi Việt Nam đang khai thác hiệu quả các
          Hiệp định thương mại tự do (FTA). Qua ba năm
          thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
          xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hơn một năm
          thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
          Nam - EU (EVFTA), tác động từ những hiệp định
          này đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa rất rõ,
          đặc biệt với thị trường mà Việt Nam chưa từng ký
          FTA. Cụ thể nhờ CPTPP, xuất khẩu hàng hóa sang
          Canada, Mexico và Peru đều có mức tăng trưởng từ
          25 - 30%/năm, còn với thị trường EU, EVFTA đang
          mở rộng những cơ chế ưu đãi mang tính chất bền
          vững. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ EVFTA thông qua
          việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
          mẫu EUR1 lên đến xấp xỉ 20%, là tỷ lệ rất đáng kể.
          Con số còn lại, không phải là hàng hóa của Việt  các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung
          Nam không được cấp C/O  nên sẽ không được ưu  cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực
          đãi, mà nhiều mặt hàng xuất khẩu sang EU hiện  tuyến và dựa trên những nền tảng mới.
          nay có thuế suất rất thấp nhờ vẫn đang được hưởng  Theo các chuyên gia đánh giá, thương mại điện
          GSP nên một số trường hợp, doanh nghiệp không  tử xuyên biên giới sẽ còn mở rộng hơn, nhất là
          cần xin mẫu C/O EUR1.                     trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực.
            Để thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối  Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm thách thức. Để hàng
          năm, Bộ Công Thương đã và đang tập trung các  hóa Việt Nam xuất khẩu thành công trên các kênh
          giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu,  thương mại điện tử quy mô toàn cầu, doanh
          tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực;  nghiệp cần nắm vững các quy định về chất lượng,
          hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị  tiêu chuẩn hàng hoá, chính sách liên quan tới nhập
          trường nhỏ và thị trường ngách. Đồng thời, tăng  khẩu và pháp lý của thị trường này, đảm bảo hàng
          cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt  hóa đủ chứng từ, chứng nhận phù hợp với yêu cầu.
          hàng chiến lược; làm việc với Đại sứ quán Trung  Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ
          Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông  cách vận hành logistics, bảo quản hàng hóa và tính
          quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới  toán được phương án vận chuyển tối ưu, chi phí
          phía Bắc. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức  thấp để cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu. <


          www.vneconomy.vn                                                  Số 74 | Ngày 6/12/2021 | KINH TẾ VIỆT NAM  11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16